



|
Chi tiết tin
Thực hiện Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg ngày 27/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Cùng ngày 27/4/2022 Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội đã ban hành văn bản số 3131/NHCS-TDSV về Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
1. Đối tượng và điều kiện vay vốn
1.1. Đối tượng vay vốn
Cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập gồm: nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập thuộc loại hình dân lập, tư thục (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục); nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non thuộc loại hình dân lập, tư thục (sau đây gọi chung là trường mầm non dân lập, tư thục), trường tiểu học tư thục theo quy định của pháp luật.
1.2. Điều kiện vay vốn
a) Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Phải dừng hoạt động theo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 ít nhất 1 tháng tính đến thời điểm vay vốn.
c) Có Phương án vay vốn để phục hồi, duy trì hoạt động theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg.
d) Tại thời điểm đề nghị vay vốn, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh trước thời điểm 23/01/2020.
2. Nguyên tắc vay vốn
2.1. Khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay;
2.2. Khách hàng phải trả nợ cả gốc và lãi đúng hạn.
3. Mục đích sử dụng vốn vay
Vốn vay dùng để sửa chữa cơ sở vật chất; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch COVID-19; mua sắm thiết bị nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục để phục hồi, duy trì hoạt động.
4. Phương thức cho vay
NHCSXH nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp đến khách hàng.
5. Mức vốn cho vay
5.1.Tối đa 80 triệu đồng/cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục.
5.2.Tối đa 200 triệu đồng/trường mầm non dân lập, tư thục, tiểu học tư thục.
5.3. Mức cho vay cụ thể đối với mỗi trường hợp do NHCSXH nơi cho vay xác định dựa trên Phương án vay vốn của khách hàng.
6. Lãi suất cho vay
6.1. Lãi suất cho vay 3,3%/năm.
6.2. Lãi suất nợ quá hạn bằng lãi suất cho vay hộ nghèo tại thời điểm vay vốn.
7. Thời hạn cho vay và thời gian giải ngân nguồn vốn cho vay
7.1. Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng.
7.2. Thời gian giải ngân nguồn vốn cho vay
Thời gian giải ngân nguồn vốn cho vay không vượt quá thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2023 hoặc thời điểm hết nguồn vốn cho vay quy định tại Khoản 3 Điều 11 Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg, tùy theo điều kiện nào đến trước.
8. Bảo đảm tiền vay
8.1. Đối với khách hàng vay có mức vay đến 100 triệu đồng không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay.
8.2. Đối với khách hàng vay có mức vay trên 100 triệu đồng phải thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và các quy định hiện hành của NHCSXH.
9. Hồ sơ vay vốn
Hồ sơ do khách hàng lập và cung cấp
a) Phương án vay vốn theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 11/2022/QĐ-TTg ngày 27/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ;
b) Bản sao các giấy tờ phù hợp với loại hình hoạt động:
- Quyết định cho phép thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp:
+ Cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục do chủ tịch UBND cấp xã ra Quyết định cho phép thành lập.
+ Trường mầm non dân lập, tư thục; trường tiểu học tư thục do Chủ tịch UBND cấp huyện ra Quyết định cho phép thành lập.
- Quyết định cho phép hoạt động giáo dục: đối với trường mầm non dân lập, tư thục, trường tiểu học tư thục do Trưởng phòng giáo dục và Đào tạo ra Quyết định cho phép hoạt động giáo dục.
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của khách hàng:
+ Cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục: Người đại diện thực hiện vay vốn là chủ nhóm trẻ/chủ cơ sở/cá nhân đại diện của pháp nhân thành lập cơ sở/người đại diện được các thành viên góp vốn của cơ sở ủy quyền đối với trường hợp cơ sở có từ 2 thành viên góp vốn trở lên, thể hiện trên Quyết định cho phép thành lập và/hoặc trong Quy chế hoạt động, biên bản góp vốn của Cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục.
+ Trường mầm non dân lập, tư thục, trường tiểu học tư thục:
Người đại diện vay vốn là chủ tịch Hội đồng trường hoặc Hội đồng quản trị (đối với trường có Hội đồng quản trị chưa chuyển đổi sang Hội đồng trường) /Nhà đầu tư, đại diện Nhà đầu tư/ hoặc người được Hội đồng trường/Hội đồng quản trị, các thành viên góp vốn ủy quyền, thể hiện trên Quyết định cho phép hoạt động giáo dục, Quyết định công nhận Hội đồng trường/Hội đồng quản trị và/hoặc trong Điều lệ/Quy chế hoạt động của Trường mầm non dân lập, tư thục, trường tiểu học tư thục.
- Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu còn hiệu lực của khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng.
- Văn bản bổ nhiệm/công nhận/cử người đứng đầu theo quy định của Điều lệ/Quy chế hoạt động của tổ chức hoặc Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).
c) Bản gốc/Bản chính/Bản sao có chứng thực Giấy ủy quyền (nếu có).
d) Điều lệ/Quy chế tổ chức hoạt động của khách hàng vay vốn và đối tượng vay vốn (nếu có).
đ) Bản gốc/Bản chính văn bản của Hội đồng trường/Hội đồng quản trị/Nhà đầu tư hoặc đại diện có thẩm quyền thực hiện quyền của Hội đồng trường/Hội đồng quản trị/Nhà đầu tư/Các thành viên góp vốn về việc chấp thuận/phê duyệt cho cá nhân đại diện của cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục, trường mầm non dân lập, tư thục, trường tiểu học tư thục thực hiện vay vốn tại NHCSXH (theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ/Quy chế tổ chức hoạt động của khách hàng vay vốn và đối tượng vay vốn có quy định).
e) Đối với trường hợp trường mầm non dân lập, tư thục và trường tiểu học tư thục được tổ chức hoạt động dưới mô hình doanh nghiệp thì ngoài các hồ sơ, giấy tờ quy định nêu trên cần cung cấp cho NHCSXH các giấy tờ phù hợp với loại hình hoạt động của doanh nghiệp.
f) Trường hợp khách hàng vay vốn là chi nhánh, đơn vị phụ thuộc của một pháp nhân thì phải có văn bản ủy quyền vay vốn của pháp nhân và pháp nhân phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc trả nợ vay ngân hàng.
g) Giấy tờ khác liên quan đến thực hiện bảo đảm tiền vay
- Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người ký Bên thế chấp trên Hợp đồng thế chấp tài sản;
- Bản chính Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (nếu có) trong trường hợp pháp luật quy định tài sản thế chấp phải mua bảo hiểm;
- Bản gốc văn bản uỷ quyền (có công chứng) của các đồng sở hữu đồng ý cho Bên thế chấp dùng tài sản để làm tài sản thế chấp (nếu có);
- Một số giấy tờ khác liên quan đến bảo đảm tiền vay.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
- Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
- Số điện thoại 02733.640.585
Nguyễn An - PGD NHCSXH huyện Tân Phước







Thông báo
Văn bản thu hồi đất
Văn bản giao đất





Hệ thống văn bản
Dự án mời gọi đầu tư
Danh mục dự án mời gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2017 (đợt 2)
Danh mục dự án mời gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2017
Dự án có sử dụng đất công và vận động vốn ODA (24 dự án)
Lĩnh vực công nghiệp (3 dự án)
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ (7 dự án)
Thông tin quy hoạch
Phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
Quy hoạch khai thác tài nguyên thiên nhiên
Quy hoạch thu gom, xử lý chất thải
+ Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020
Kế hoạch, kết quả cho thuê đât
Kế hoạch, kết quả thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Kế hoạch, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất
Quy hoạch xây dựng
Quy hoạch khu, cụm công nghiệp
Quy hoạch ngành
Báo cáo thống kê
Thông tin cần biết








Video
Liên kết
Visit Counter 2.0
  Đang truy cập : 5
  Hôm nay: 463
  Tổng lượt truy cập: 430055