



|
Giới thiệu chung
Tổng quan về huyên Tân Phước
I. Vị trí địa lý
Huyện Tân Phước là một huyện nằm trong vùng Đồng Tháp Mưới của tỉnh Tiền Giang, được thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1994, theo Nghị định số 68/CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 của Chính Phủ, trên cơ sở tách ra từ phần đất của huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang và một phần đất của tỉnh Long An.
* Vị trí cách trung tâm thành phố Mỹ Tho 25 km về hướng Tây Bắc.
1. Toạ độ địa lý:
+ Từ 105 độ 00' đến 106 độ 45 kinh độ Đông;
+ Từ 10 độ 25' đến 10 độ 35' vĩ độ Bắc.
2. Ranh giới hành chính:
+ Phía Đông: giáp huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An;
+ Phía Tây: giáp huyện Thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang và tỉnh Long An
+ Phía Nam: giáp huyện Châu Thành và huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang;
+ Phía Bắc: giáp tỉnh Long An .
3. Diện tích tự nhiên: 33.321 ha.
Đơn vị hành chính: có 12 xã và 01 thị trấn.
Thị trấn Mỹ Phước là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.
Dân số (năm 2018): 63.032 người, số hộ gia đình 15.670 hộ. Dân cư đa phần là từ các nơi đến lập nghiệp khi mới thành lập huyện, có 08 dân tộc thiểu số chung sống đan xen trong cộng đồng dân cư, gồm: Khơme, Hoa, Tày, Thái, Nùng, Mường, Êđê, Sán Dìu.
II. Đặc điểm kinh tế
Là một huyện nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, nên đất đai, nguồn nước đều bị nhiễm phèn, hàng năm bị ảnh hưởng lũ lụt của vùng Đồng Tháp Mười.
Qua quá trình xây dựng và phát triển, công cuộc khai thác và cải tạo đất đai, phát triển hệ thống thủy lợi tháo chua, rửa phèn, dẫn nước ngọt, thoát lũ, khai hoang sản xuất; xây dựng hệ thống đê bao bảo vệ cây trồng trong mùa lũ, xây dựng cụm tuyến dân cư vượt lũ và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước SHNT, trường học, trạm y tế,…phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư; xây dựng hệ thống chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh đã thay đổi diện mạo của vùng đất từng mệnh danh là "rốn phèn, rốn lũ" đến nay kinh tế - xã hội của huyện phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được cải thiện nhiều mặt, thu hút đầu tư nhiều dự án lớn, khẳng định nơi đây không phải là "vùng đất chết".
Kinh tế của huyện luôn tăng trưởng ở mức cao (15,18%/năm, thời kỳ 2010-2015).
Cơ cấu kinh tế (năm 2015):
+ Khu vực I: 44.90%;
+ Khu vực II: 28.57%;
+ Khu vực II: 26.53%.
Thu nhập bình quân đầu người (năm 2013): 25.22 triệu đồng/người/năm
Các vùng kinh tế chủ lực của huyện:
+ Vùng khóm nguyên liệu: 15.700 ha, sản lượng 287.000 tấn/năm. Là vùng nguyên liệu khóm (dứa) lớn nhất tỉnh, phục vụ cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đang giúp nông dân sản xuất, tiêu thụ có hiệu quả.
+ Vùng sản xuất lúa: 6.600 ha, diện tích gieo trồng hàng năm trên 17.800 ha; sản lượng bình quân gần 110.000 tấn/năm . Mô hình "cánh đồng mẫu lớn" cho hiệu quả sản xuất cao và thúc đẩy thực hiện tốt CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tại huyện.
+ Vùng khoai mỡ: 1.000 ha, sản lượng 16.000 tấn/năm; là cây trồng thích nghi vùng đất phèn ở khu vực phía đông bắc của huyện, hiêu quả kinh tế cao cho nông dân.
+ Rau màu các loại: 2.200 ha, sản lượng hàng năm 35.200 tấn. Trong đó, cây dưa hấu trên đất phèn hàng năm gần 200 ha, chất lượng rất ngon, không thua kém các vùng khác.
+ Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và qui mô lớn: hàng năm tổng đàn ổn định. Đàn gia cầm 350.000 con, Đàn heo 15.000 con.
+ Rừng tràm: 3.100 ha, là vùng đệm khu bảo tồn sinh thái, bảo vệ hệ sinh thái vùng ngập nước Đồng Tháp Mười.
+ Khu công nghiệp Long Giang: 540 ha, với các ngành công nghiệp hiện đại, vốn đầu tư nước ngoài, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.
+ Khu bảo tồn sinh thái: 100,6 ha. Có trên 50 loài chim, cò sinh sống, bảo tồn hệ thực vật sinh thái ngập nước vùng Đồng Tháp Mười.
+ Khu thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác: rộng 30 ha, đang trong giai đoạn xây dựng, nhưng hàng tháng đón khách thập phương ngàn hàng người đến viếng, hứa hẹn nơi đây sẽ là điểm du lịch tâm linh trong tương lai.
III. Thông tin về đầu tư
1- Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mỹ Thuận: đi qua địa bàn 2 xã: Tân Lập 1 và Phước Lập của huyện.
2- Khu vực công nghiệp đông nam Tân Phước được tỉnh quy hoạch, với các dự án được cấp giấy chúng nhận đầu tư, gồm:
+ KCN Long Giang
+ KCN Tân Phước 1
+ KCN Tân Phước 2
3- Cụm Công nghiệp Thạnh Tân 75 ha
4- Khu văn nuôi tập trung Thạnh Hòa 400ha
5- Khu xử lý chất thải rắn: 150 ha (Mỹ Phước)
6- Các dự án khác:
+ Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cơ sở Tiền Giang: ấp Tân Lợi - xã Tân Hòa Thành, tổng vốn đầu tư 860 tỷ đồng,
+ Khu tái định cư và khu dân cư Hòa Cường: xã Tân Lập 1, tổng vốn đầu tư 740,5 tỷ đồng,
+ Khu Nghỉ dưỡng và sân golf TG: xã Tân Lập 1, tổng vốn đầu tư 1.280 tỷ đồng,
+ Trường Văn Hóa II - Bộ Công an (30 ha) : tại Thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước,
+ Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Miền Nam: tại xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước,
IV- Các đơn vị hành chính cấp xã
1- xã Thạnh Hòa : DT tự nhiên 2.534 ha (VH-NTM)
2- xã Thạnh Tân: 3.320 ha
3- xã Thạnh Mỹ : 2.833 ha
4- xã Tân Hòa Tây : 3.352 ha
5- xã Tân Hòa Đông : 2.678 ha
6- xã Hưng Thạnh: 3.349 ha
7- xã Phú Mỹ : 1.340 ha (VH-NTM)
8- xã Tân Hòa Thành 1.747 ha (VH-NTM)
9- xã Phước Lập: 3.475 ha
10- xã Tân Lập 1 : 2.871 ha
11- xã Tân Lập 2 : 1.648 ha (VH-NTM)
12- Thị trấn Mỹ Phước: 3628 ha
Thông báo
Văn bản giao đất





Hệ thống văn bản
Dự án mời gọi đầu tư
Danh mục dự án mời gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2017 (đợt 2)
Danh mục dự án mời gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2017
Dự án có sử dụng đất công và vận động vốn ODA (24 dự án)
Lĩnh vực công nghiệp (3 dự án)
Lĩnh vực thương mại, dịch vụ (7 dự án)
Thông tin quy hoạch
Phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
Quy hoạch khai thác tài nguyên thiên nhiên
Quy hoạch thu gom, xử lý chất thải
+ Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020
Kế hoạch, kết quả cho thuê đât
Kế hoạch, kết quả thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư
Kế hoạch, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất
Quy hoạch xây dựng
Quy hoạch khu, cụm công nghiệp
Quy hoạch ngành
Báo cáo thống kê
Thông tin cần biết








Video
Liên kết
Thống kê truy cập
  Đang truy cập : 2
  Hôm nay: 734
  Tổng lượt truy cập: 691945